Thủ công nghiệp Kinh_tế_Đàng_Trong_thời_Lê_trung_hưng

Thủ công nghiệp nhà nước

Chúa Nguyễn lập những xưởng đóng tàu, thuyền quy mô lớn với sự giúp đỡ của người phương Tây, tiêu biểu nhất là xưởng ở Hà Mật đã sản xuất ra những loại thuyền có trọng tải lên tới 400 tấn. Năm 1674, Đàng Trong có loại thuyền có thể chở được 64 người[6].

Việc đúc tiền ở Đàng Trong bắt đầu khá muộn, từ năm 1736 dưới thời Nguyễn Phúc Chú. Tiền được đúc tại Cục đúc tiền dù tốn kém nhưng không thông dụng[6].

Xưởng đúc súng được mở từ năm 1631, hiện nay vẫn còn di tích ở Huế[7]. Xưởng này có sự trợ giúp của người Bồ Đào Nha là Joao da Cruz. Nhờ xưởng đúc này, chúa Nguyễn có hơn 200 khẩu súng vào năm 1642, tạo nên sức mạnh góp phần chống trả thành công những cuộc tiến công của chúa Trịnh[7].

Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản như Đàng Ngoài: không có mỏ đồng, chỉ có một số mỏ sắt và mỏ vàng. Mỏ sắt ở Phú Bài (huyện Phú Vang), trang Điển Phúc thuộc Bố Chính; mỏ vàng tập trung ở nguồn Thu Bồn thuộc huyện Duy Xuyên (Thăng Hoa) và 4 ngọn núi ở xã Nam Phố huyện Phú Vang. Các chúa Nguyễn kiểm soát chặt chẽ việc khai thác vàng, cho phép nhân dân những vùng có vàng thì dân tập trung khai thác và đãi vàng, được miễn suất đi lính[8].

Phương thức khai thác vàng ở Đàng Trong rất thủ công, bằng công cụ thô sơ, nhiều năm không được cải tiến, vì vậy năng suất rất thấp[9].

Thủ công nghiệp nhân dân

Nghề làm gốm nổi tiếng tại các làng Lộc Thượng, Phú Vinh (Quảng Nam), Mỹ Thiện (Quảng Ngãi).

Nghề dệt tạo ra các sản phẩm như lụa, gấm, sa… từ các làng xã thuộc Điện Bàn, Thăng Hoa, Phú Xuân, Lệ Thủy. Sản phẩm còn xuất khẩu sang Nhật, Trung Quốc và châu Âu.

Vùng Quảng NamQuảng Ngãi là hai trung tâm sản xuất đường, tạo ra các loại đường trắng, mịn, tinh khiết và đường phổi thơm ngon.